Loading...
Skip to main content

Hội thảo trực tuyến của Chương trình ASEAN-ACT về: “Các ứng phó tư pháp phòng, chống mua bán người phù hợp với tình trạng bình thường mới

(08/07/2022 16:23)

Trong hai ngày 5,6/7, tại Hà Nội, Chương trình hợp tác ASEAN - Australia về phòng, chống mua bán người tại Việt Nam (ASEAN - ACT) tổ chức Hội thảo tập huấn Truyền thông chiến lược và chia sẻ kinh nghiệm trong phòng chống mua bán người cho Việt Nam.

Hội thảo trực tuyến của Chương trình ASEAN-ACT về: “Các ứng phó tư pháp phòng, chống mua bán người phù hợp với tình trạng bình thường mới” nằm trong khuôn khổ của chương trình và là Hội thảo trực tuyến số 12, nội dung của Hội thảo là: Trình bày bằng chứng: Các mô hình/ biện pháp thay thế việc trình bày lời khai của nạn nhân có tăng cơ hội kết án không?

Hội thảo được tổ chức trực tuyến qua ứng dụng Zoom meeting, với sự tham gia của các cơ quan ban ngành liên quan trong khu vực ASEAN, Bộ ngoại giao và Thương mại Australia và hơn 400 đại biểu đến ở các quốc gia trong và ngoài khu vực ASEAN.

Ông Tạ Duy Ước - Thẩm phán Trung cấp, Phó Chánh tòa Hình sự - Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đại diện cho Việt Nam chia sẻ một số kinh nghiệm của Việt Nam trong việc sử dụng các biện pháp thay thế việc nạn nhân trình bày lời khai trực tiếp tại Tòa, như: Ban hành những quy định về xét xử thân thiện với nạn nhân là trẻ em trong đó đảm bảo các điều kiện để trẻ em có thể đưa ra lời khai trong các điều kiện tốt nhất; Tổ chức cách lý bị hại tại phòng riêng khi cần thiết...

Đặc biệt, gần đây Việt Nam mới có quy định về xét xử trực tuyến một số biện pháp có thể được áp dụng như giúp hỗ trợ bị hại đưa ra lời khai nhằm bảo vệ nạn nhân và tránh gây các sang chấn, tổn hại thêm cho nạn nhân: Tòa án tổ chức làm các điểm cầu trực tuyến (Điểm cầu trung tâm và các điểm cầu thành phần, Hội đồng xét xử ở điểm cầu trung tâm tại Toà án; Bị cáo tại điểm cầu thành phần tại cơ sở giam giữ; Bị hại có thể tham gia tại Toà án hoặc điểm cầu thành phần do Toà án bố trí tại các Toà án án khác hoặc địa điểm thành phần mà Bị hại tự bố trí và có đề nghị bằng văn bản mà được Toà án chấp nhận. (Phiên toà được thực hiện từ ngày 1/2/2022 theo Nghị Quyết 33 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ở một số tỉnh).

Sau mỗi tham luận, chia sẻ, các đại biểu thảo luận sôi nổi, đưa ra nhiều ý kiến sinh động và đa chiều. Các nhóm thảo luận về thực trạng về mua bán người hiện nay, những thành tựu và hạn chế, khó khăn thách thức và nguyên nhân; thảo luận đưa ra nhiều ý kiến, nhiều luận giải và phương án rất thiết thực và bổ ích.

Có thể nói, Hội thảo diễn ra rất sôi nổi, các đại biểu có thêm kiến thức, kỹ năng nhằm góp phần hiệu quả hơn vào cuộc chiến phòng chống tội phạm mua bán người đang diễn ra rất gay gắt, phức tạp ở Việt Nam nói riêng, thế giới và khu vực nói chung.

Một số hình ảnh của Hội thảo trực tuyến:

image

image

image


Lượt xem: 77
cdscv